Dán PPF xe máy là một trong những giải pháp bảo vệ xe máy hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Vậy dán PPF cho xe máy là gì và tại sao nó lại cần thiết? Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về phương pháp bảo vệ xe máy này qua bài viết dưới đây. 

Dán PPF xe máy là gì?

Dán PPF (Paint Protection Film) là quá trình dán một lớp phim bảo vệ trong suốt lên bề mặt sơn của xe máy. Việc dán PPF cho xe máy không chỉ giúp bảo vệ xe mà còn giúp duy trì vẻ đẹp ban đầu của xe trong thời gian dài. Đối với những người yêu xe, việc giữ cho chiếc xe luôn trong tình trạng hoàn hảo là một điều rất quan trọng.

dán ppf cho xe máy
Dịch vụ dán PPF xe máy đang được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng.

Lớp phim PPF này có khả năng chống trầy xước, chống va đập và bảo vệ sơn xe khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như tia UV, nước mưa và hóa chất. Phim PPF thường được làm từ các vật liệu như PVC, TPH hoặc TPU, mỗi loại đều có những đặc tính riêng biệt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng khác nhau.

Có nên dán PPF cho xe máy không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang đặt ra. Thật ra, không quá khó để tìm câu trả lời. Keo PPF dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng khả năng chống trầy xước của nó cao hơn hẳn 3 – 4 lần so với các loại keo thường khác. 

Thậm chí, dòng PPF TPU còn có khả năng tự chữa lành vết xước với những vết xước dưới 0,013mm. Và nó không chỉ sử dụng cho xe máy, các loại xế hộp siêu sang cũng sử dụng PPF TPU.

có nên dán ppf cho xe máy
Dán PPF cho xe máy là một khoản đầu tư có lời.

Nói tới đây thì hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc có nên dán PPF cho xe máy của bạn hay không. Chúng tôi sẽ liệt kê thêm một số lợi ích khi dán PPF cho xe máy để bạn không còn quá lăn tăn:

  • Bảo vệ sơn xe: Lớp phim PPF giúp bảo vệ sơn xe khỏi các vết trầy xước nhỏ, va đập nhẹ và các tác nhân môi trường.
  • Tăng giá trị xe: Một chiếc xe với lớp sơn nguyên vẹn, không bị trầy xước, bay màu xe sẽ giữ giá trị cao hơn khi bán lại.
  • Duy trì vẻ đẹp: Giúp xe luôn trong tình trạng mới, bảo vệ lớp sơn gốc không bị phai màu hay ăn mòn.
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Tránh được các chi phí liên quan đến việc sơn lại xe hoặc sửa chữa các vết trầy xước.

Tới đây, với những ưu điểm nổi bật này thì chắc chắn rồi, bạn nên đầu tư dán PPF cho xe máy của bạn để bảo vệ xế yêu. Đây chắc chắn là một khoản đầu tư chỉ lời chứ không lỗ. 

Cấu tạo film PPF dán xe máy

Phim PPF được cấu tạo từ nhiều lớp với các đặc tính riêng biệt, giúp bảo vệ bề mặt sơn xe máy, ô tô một cách tối ưu. Thông thường, cấu tạo của phim PPF được sử dụng phổ biến hiện nay gồm 4 phần:

  • Lớp Polyester Release Liner ở dưới cùng: Đây là lớp màng mỏng, trong suốt, dày khoảng 0,076mm. Lớp này có tác dụng bảo vệ lớp keo dính trong suốt quá trình sản xuất và vận chuyển. Khi dán phim PPF lên bề mặt xe, lớp này sẽ được bóc ra, để lộ lớp keo bên trong. Polyester Release Liner giúp đảm bảo lớp keo không bị nhiễm bẩn hay hư hại trước khi được sử dụng.
  • Lớp keo Acrylic Adhesive. Đây là thành phần quan trọng (dù chỉ mỏng 0,04mm) giúp phim PPF bám chắc vào bề mặt xe máy. Lớp keo này được thiết kế để có độ bám dính cao, đồng thời không gây hại cho lớp sơn gốc của xe. Keo Acrylic có khả năng chống lại các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng mặt trời, đảm bảo phim PPF không bị bong tróc hay phai màu trong thời gian dài.
dán xe ppf
Cấu tạo của phim PPF gồm 4 lớp.
  • Lớp Polyurethane. Đây là lớp chính của phim PPF, cung cấp khả năng bảo vệ chủ yếu với độ dày 0.152mm. Polyurethane là một loại vật liệu có tính linh hoạt cao, độ bền tốt và khả năng chống trầy xước, va đập hiệu quả. Lớp này có thể tự phục hồi các vết trầy xước nhỏ nhờ tính năng “self-healing” (tự phục hồi) khi tiếp xúc với nhiệt độ. Đây là lý do tại sao phim PPF có thể giữ cho bề mặt xe luôn mới mẻ và sáng bóng.
  • Lớp Clear Coat. Đây là lớp ngoài cùng của phim PPF. Lớp này giống như một lớp phủ bóng, giúp tăng cường khả năng chống trầy xước và bảo vệ lớp Polyurethane bên dưới. Clearcoat còn có tác dụng chống tia UV, ngăn ngừa sự phai màu và hư hại do ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, lớp Clear Coat cũng giúp bề mặt phim PPF dễ dàng vệ sinh, ngăn bám bẩn và các vết ố.

Với cấu tạo đa lớp như trên, phim PPF không chỉ bảo vệ bề mặt sơn xe máy một cách toàn diện mà còn duy trì độ bóng đẹp, kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn gốc. Lựa chọn phim PPF chất lượng cao sẽ giúp xe của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, bảo vệ giá trị và vẻ ngoài qua thời gian.

Dán PPF cho xe tay ga

Xe tay ga là dòng xe phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là trong các đô thị lớn. Dán PPF cho xe tay ga giúp bảo vệ bề mặt xe khỏi các vết trầy xước do va chạm hàng ngày và điều kiện giao thông đông đúc. Lớp phim PPF giúp duy trì vẻ đẹp và giá trị của xe trong thời gian dài, đặc biệt là đối với các mẫu xe tay ga cao cấp như Vespa, SH, hay PCX.

Dán PPF cho xe tay côn

Xe tay côn thường được sử dụng trong các chuyến đi xa, địa hình khó khăn hơn so với xe tay ga. Việc dán PPF cho xe tay côn không chỉ bảo vệ bề mặt xe khỏi các vết trầy xước do va chạm trong quá trình di chuyển mà còn giúp giữ gìn lớp sơn xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các dòng xe như Exciter, Winner hay Raider rất phù hợp để dán PPF nhằm tăng độ bền và duy trì vẻ ngoài bóng đẹp.

Dán PPF cho xe phân khối lớn

dán ppf xe máy
Quá trình dán phim PPF cần được thực hiện tỉ mỉ.

Xe phân khối lớn không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là niềm đam mê của nhiều người. Dán PPF cho xe phân khối lớn giúp bảo vệ lớp sơn xe khỏi các vết trầy xước, va đập và tác nhân môi trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi xe phân khối lớn thường có giá trị cao và yêu cầu bảo dưỡng kỹ lưỡng. Các dòng xe như BMW, Ducati, Hayabusa hay Harley Davidson sẽ được bảo vệ tốt hơn với lớp phim PPF chất lượng cao.

Các loại film PPF dán xe

Vật liệu PVC PPF

PVC PPF là loại phim phổ biến nhất và có giá thành hợp lý. Tuy nhiên, độ bền của PVC PPF không cao bằng các loại khác, dễ bị trầy xước và không có khả năng tự phục hồi. PVC PPF phù hợp cho những người muốn bảo vệ xe với chi phí thấp và không yêu cầu độ bền quá cao.

Vật liệu TPH PPF

TPH PPF có độ bền cao hơn PVC và có khả năng tự phục hồi khi bị trầy xước nhẹ. TPH PPF thích hợp cho các bề mặt có nhiều đường cong và đòi hỏi độ linh hoạt cao hơn. Đây là lựa chọn trung gian giữa PVC và TPU về giá cả và chất lượng.

Vật liệu TPU PPF

ppf dán xe
Phim TPU PPF được sử dụng để dán cho các siêu xế hộp.

TPU PPF là loại phim cao cấp nhất với độ bền và khả năng bảo vệ vượt trội. TPU có khả năng chống chịu tốt hơn với các va đập, trầy xước, và các tác nhân môi trường. Phim TPU cũng có khả năng tự phục hồi tốt hơn so với các loại khác, tuy nhiên, giá thành cũng cao hơn đáng kể.

Bảng giá dán PPF xe máy

Giá dán PPF xe máy phụ thuộc vào loại phim và dòng xe bạn sử dụng. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

Tên xeGiá dán PPF xe máyThời gian
Dán ppf xe Vision1.450.000đ1,5 tiếng
Dán ppf xe Vision cá tính1.500.000đ1,5 tiếng
Dán ppf xe Lead1.500.000đ1,5 tiếng
Dán ppf xe Airblade 125,150, 1601.500.000đ2 tiếng
Dán ppf xe Sh 125, 150i1.550.000đ2 tiếng
Dán ppf xe Sh 300i1.650.000đ2 tiếng
Dán ppf xe PCX1.800.000đ2,5 tiếng
Dán ppf xe Sh mode1.550.000đ2 tiếng
Dán ppf xe Vespa LX ie3v1.950.000đ2,5 tiếng
Dán ppf xe Vespa Sprint1.950.000đ2,5 tiếng

 

Quy trình dán PPF cho xe máy

Dán PPF cho xe máy đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao để đảm bảo phim dán hoàn hảo và không bị bong tróc. Dưới đây là quy trình chi tiết từng bước để dán PPF cho xe máy:

Bước 1: Tháo dàn áo nhựa khỏi xe

Hầu hết các loại xe đều cần tháo dàn áo nhựa để thuận tiện cho việc dán phim PPF. Một số xe có dàn áo phức tạp thì cần tháo hết, còn một số dòng xe tay ga thì cần tháo các tấm nhựa cơ bản (mặt nạ, ốp yếm, thanh ốp cạnh…).

Bước 2: Làm sạch bề mặt xe

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là làm sạch bề mặt xe máy. Bề mặt cần dán phải sạch sẽ, không có bụi bẩn, dầu mỡ hay tạp chất. Sử dụng dung dịch nước và xà phòng để rửa sạch bề mặt xe, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Bất kỳ hạt bụi hay vết bẩn nào còn sót lại đều có thể làm giảm độ bám dính của phim PPF.

Bước 3: Đo và cắt phim PPF

Sau khi làm sạch bề mặt xe, tiến hành đo và cắt phim PPF theo kích thước và hình dạng của từng phần tấm áo nhựa. Cắt phim cần sự tỉ mỉ, kỹ năng chuẩn xác của thợ để tránh sai sót và đảm bảo phim vừa khít với bề mặt xe.

dán ppf xe máy
Quá trình dán phim PPF cần được thực hiện tỉ mỉ.

Bước 4: Dán phim PPF lên áo xe

Dán từng tấm nhựa của dàn áo sao cho phủ hết lên bề mặt áo xe. Cần tỉa sát mép để vừa đủ cho phim bám vào. Với trường hợp các tấm nhựa có độ hõm cao thì có thể sử dụng các loại nilon 3 lớp thay thế để đảm bảo độ bám được tốt nhất.

Bước 5: Tỉa mép cho phim PPF

Sau khi dán phim PPF, đánh giá lại các vị trí cần tỉa mép và các vị trí cần gắn thêm keo để phim không bị bung ra. Bước này cần làm thật kỹ lưỡng trước khi lắp để bảo đảm tính hoàn thiện. 

Bước 6: Lắp lại dàn áo xe và hoàn thiện

Lắp lại toàn bộ dàn áo xe sau khi đã được dán phim PPF. Bước này được thực hiện bởi thợ lắp ráp chứ không phải thợ dán phim PPF. Trong quá trình lắp ráp, nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào, cần điều chỉnh và sửa chữa ngay lập tức.

Với quy trình chi tiết và tỉ mỉ như trên, việc dán PPF cho xe máy sẽ đảm bảo phim bám chắc, bảo vệ bề mặt sơn hiệu quả và duy trì vẻ đẹp lâu dài cho chiếc xe của bạn.

Lời kết

Việc đầu tư vào dán PPF xe máy là một quyết định thông minh, đặc biệt đối với những ai yêu thích và muốn bảo vệ “xế yêu” của mình một cách toàn diện. Đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia hoặc cửa hàng uy tín để được tư vấn và thực hiện dịch vụ dán phim PPF chuyên nghiệp. Chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của bạn ngay hôm nay để tận hưởng cảm giác an tâm và tự hào mỗi khi lướt trên đường phố nhé!